Găng tay cao su được sản xuất như thế nào

Găng tay cao su được sản xuất như thế nào

Găng tay cao su là vật dụng hằng ngày không thể thiếu trong mỗi gia đình. Nhằm giúp khách hàng hiểu hơn về sản phẩm, qua bài viết này Nam Long xin mô tả về quy trình sản xuất.

quy trinh sat xuat gang tay cao su

Quy trình sản xuất găng tay cao su latex

Quy trình sản xuất găng tay cao su latex tùy thuộc vào mục đích ứng dụng của từng doanh nghiệp. Về cơ bản có thể nắm sơ qua quy trình sản xuất găng tay cao su latex như sau. Tùy thuộc vào dây chuyền sản xuất và công nghệ ứng dụng, mỗi đơn vị sẽ có sự khác biệt trong quy trình sản xuất găng tay cao su.

Bước 1: Làm sạch khuôn sứ

  • Rửa bằng nước có thể thay sớm hơn nếu nước quá bẩn (bồn nước số 1)
  • Phun tia nước
  • Chổi cọ rửa (chổi đôi dài), làm sạch chất bẩn. 1 ca thay nước 1 lần nước chảy tràn

Bước 2: Rửa bằng Acid Nitric

Acid Nitric là một chất oxide hóa cực mạnh nồng độ quy định: 0.2 – 1.0, nhiệt độ: 50 – 60 độ C, có tác dụng tẩy chất bẩn, bột còn bám chắc trên khuôn, thay hoặc châm thêm acid khi hàm lượng acid xuống thấp.

Bước 3: Làm sạch khuôn sứ (bồn nước số 2)

  • Rửa bằng nước nóng (70-80 độ C), rửa chất bẩn và lượng acid bám trên khuôn.
  • Chổi cọ rửa tròn (chổi đôi), làm sạch chất bẩn.

Bước 4: Làm sạch khuôn sứ (bồn nước rửa cuối)

  • Rửa bằng nước nóng (70 – 90 độ C), làm sạch lượng chất bẩn và dư lượng acid còn lại trên khuôn.

Bước 5: Nhúng qua bồn tạo đông

CaCO3: bột tách khuôn, tùy tình hình thực tế mà điều chỉnh cho phù hợp.

Ca(NO3)2: chất tạo đông kết, điều chỉnh tùy tình hình thực tế.

Teric: chất phân tán, làm bóng, điều chỉnh tùy tình hình thực tế.

Bước 6: Qua bồn sấy tạo đông

Nhiệt độ quy định là từ 110 độ C – 140 độ C, khuôn phải được sấy khô hoàn toàn trước khi qua bồn mủ, nhằm tránh hiện tượng khuôn chưa khô qua bồn mủ sẽ tạo cục đông.

Bước 7: Nhúng mủ

  • Bồn mủ phải duy trì ổn định CTR: 3 – 3+, pH: 9 – 11
  • Các thông số khác tùy tình hình thực tế có thể thay đổi.

Bước 8: Sấy tiền lưu hóa

  • Sấy khô bán thành phẩm cho ráo nước.

Bước 9: Qua bồn tách chiết 1&2 

Nnhiệt độ quy định 50 độ C – 70 độ C)

  • Loại bỏ các chất bẩn, một số các tạp chất, các protein trong cao su.

Bước 10: Se viền

Bước 11: Qua tủ sấy lưu hóa, bắt đầu quá trình lưu hóa cao su

  • Tủ sấy 1, 2, 4 & 5 nhiệt độ quy định từ 110 độ C – 140 độ C
  • Tủ sấy 3 nhiệt độ quy định: 80 độ C – 120 độ C
  • Tùy tốc độ chuyền và thời gian ủ mủ mà giữ nhiệt cho thích hợp, các thông số nhiệt đối với quá trình lưu hóa là vô cùng quan trọng, khi tăng nhiệt độ sẽ làm tăng lượng lưu huỳnh hóa hợp cũng như tăng đáng kể tốc độ lưu hóa. Khi sự lưu hóa “chưa tới mức” hay “lưu hóa quá mức” đều làm ảnh hưởng đến các tính chất cơ lý của sản phẩm (đặc biệt nhất là độ chịu kéo đứt và độ dãn kéo căng), ngoài ra còn làm tuổi thọ sản phẩm bị giảm.
  • Bước 12: Qua các bồn tách chiết 3&4

  • Nhiệt độ quy định 60 độ C – 90 độ C
  • Bước 13: Qua bồn bột bắp, việc nhúng bồn bột này giúp thành phẩm không bị dính, cũng như giúp việc mang găng dễ dàng hơn.

  • Bước 14: Qua tủ sấy cuối: Sấy khô.

Để lại một bình luận